Tới cuối 2012, Ford đã có tổng cộng 9
mẫu động cơ EcoBoost khác nhau. Trong kế hoạch, tới 2014 sẽ có tới 90%
các mẫu xe Ford sẽ sử dụng loại động cơ này.
EcoBoost
là cái tên được nhắc tới khá thường xuyên trong ngành công nghiệp xe
hơi một vài năm trở lại đây. Thực tế, có những lý do để loại động cơ
mới này của Ford giành được danh tiếng cùng những lời tán dương như vậy.
Tuy nhiên, “bí ẩn” đằng sau một trong những động cơ nhận được nhiều sự
chú ý và những lời tán dương này là gì ?
Nói một
cách dễ hiểu nhất, Ecoboost là nhóm động cơ phun xăng trực tiếp với bộ
tăng áp tích hợp do Ford sản xuất. Động cơ vốn là thành quả hợp tác giữa
hãng xe Mỹ và FEV Engineering
này được tích hợp rất nhiều điểm cải tiến so với các mô hình thiết kế
truyền thống nhằm cải thiện hiệu suất vận hành. Cụ thể hơn, mục tiêu
hướng tới là nhằm cung cấp hiệu suất vận hành và mômen xoắn ngang bằng
với những loại sử dụng khí nạp tự nhiên có kích thước lớn hơn (xem chi
tiết trong phần sau bài viết) trong khi lại đạt mức hiệu quả tiêu thụ
nhiên liệu tốt hơn 20%. Đáng nể hơn nữa, EcoBoost cũng cắt giảm lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính 15% so với các mẫu động cơ truyền thống
dung tích lớn hơn (so sánh ở cùng công suất vận hành). Trong nhiều đánh
giá, mức hiệu quả của động cơ xăng EcoBoost đã được so sánh với động cơ
Hybrid và động cơ dầu diesel - những loại động cơ vốn có hiệu suất tiêu
thụ nhiên liệu rất tốt. Bản thân Ford cũng coi EcoBoost như là một giải
pháp thay thế “ngon, bổ, rẻ” và rất linh hoạt cho các loại xe của hãng
trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai.
Về cơ
bản, động cơ EcoBoost của Ford hiện được chia làm ba nhóm khác nhau gồm
I3, I4 và V6 với dung tích khác biệt chút ít. Trong số này, nổi bật nhất
có lẽ là dòng I3 1,0L với tần suất hiện diện dày đặc trong các dòng xe
cỡ nhỏ của Ford như Focus, Fiesta, C-MAX (cả phiên bản Grand), B-MAX,
EcoSport… Được khởi động ban đầu tại Cologne (Đức), Craiova (Romania),
việc sản xuất dòng động cơ này sau đó mở rộng sang cả Trung Quốc với sản
lượng lên tới 700.000 – 1.500.000 đơn vị mỗi năm.
Đặc điểm thú vị nhất của phiên bản I3 1.0L này là kích thước chỉ ngang tờ giấy A4 nhưng lại có hiệu suất tuyệt vời. Đáng chú ý, nhờ cắt giảm 25% các thành phần chuyển động, EcoBoost I3 1.0L đạt mức tiết kiệm nhiên liệu cực kì ấn tượng. Phiên bản EcoSport với loại động cơ này có thể chạy liên tục 18,9 km chỉ với 1 lít xăng. Trong cùng thời gian đó, xe chỉ thải lượng CO2 ở mức 126g/km mà thôi. Hiện tại, Ford có hai biến thể I3 1.0L với mức công suất lần lượt 99 mã lực và xấp xỉ 123 mã lực (cả hai đều có cơ chế Start-Stop). Trong đó, bản 123 mã lực có mô men xoắn lên tới 170Nm tại vòng tua 1300-4500 vòng / phút. Ở chế độ tải nặng, động cơ có thể chạm mức 200 Nm trong thời gian ngắn. Phần vỏ động cơ được đúc từ nhôm cho phép thời gian nóng máy nhanh hơn 50% (nhưng cũng khiến khối động cơ nặng hơn chút ít). Đáng chú ý, đặc điểm phần cổ xả được đúc trực tiếp nối với đầu xi lanh và hai hệ thống van hằng nhiệt độc lập (một cho đầu xi lanh, và một cho khối động cơ) cũng cho phép giảm đáng kể thời gian làm nóng máy cũng như tăng hiệu suất vận hành. Trong phiên bản Fiesta nâng cấp 2013, Ford cũng giới thiệu thêm mẫu EcoBoost I3 1.0L không sử dụng bộ tăng áp cho công suất thấp hơn (65 mã lực và 80 mã lực).
Đặc điểm thú vị nhất của phiên bản I3 1.0L này là kích thước chỉ ngang tờ giấy A4 nhưng lại có hiệu suất tuyệt vời. Đáng chú ý, nhờ cắt giảm 25% các thành phần chuyển động, EcoBoost I3 1.0L đạt mức tiết kiệm nhiên liệu cực kì ấn tượng. Phiên bản EcoSport với loại động cơ này có thể chạy liên tục 18,9 km chỉ với 1 lít xăng. Trong cùng thời gian đó, xe chỉ thải lượng CO2 ở mức 126g/km mà thôi. Hiện tại, Ford có hai biến thể I3 1.0L với mức công suất lần lượt 99 mã lực và xấp xỉ 123 mã lực (cả hai đều có cơ chế Start-Stop). Trong đó, bản 123 mã lực có mô men xoắn lên tới 170Nm tại vòng tua 1300-4500 vòng / phút. Ở chế độ tải nặng, động cơ có thể chạm mức 200 Nm trong thời gian ngắn. Phần vỏ động cơ được đúc từ nhôm cho phép thời gian nóng máy nhanh hơn 50% (nhưng cũng khiến khối động cơ nặng hơn chút ít). Đáng chú ý, đặc điểm phần cổ xả được đúc trực tiếp nối với đầu xi lanh và hai hệ thống van hằng nhiệt độc lập (một cho đầu xi lanh, và một cho khối động cơ) cũng cho phép giảm đáng kể thời gian làm nóng máy cũng như tăng hiệu suất vận hành. Trong phiên bản Fiesta nâng cấp 2013, Ford cũng giới thiệu thêm mẫu EcoBoost I3 1.0L không sử dụng bộ tăng áp cho công suất thấp hơn (65 mã lực và 80 mã lực).
Có công
suất cao hơn I3 1.0L một bậc là phiên bản EcoBoost I4 với hai mức dung
tích 1.6L và 2.0L. Cả hai động cơ này được công bố chính thức trong hội
chợ xe Frankfurt năm 2009. Trong khi phiên bản 1.6L được hướng tới thay
thế các dòng I4 dung tích cao hơn từ trước đó thì mẫu EcoBoost I4 2.0
còn được thay thế cho cả các loại V6 không sử dụng bộ tăng áp – chi tiết
cho thấy khả năng vận hành hết sức ưu việt. Cả mẫu EcoBoost I4 đều sử
dụng bộ tăng áp và có cơ chế phun xăng trực tiếp. Ngay sau khi ra mắt
phiên bản 1.6L ít lâu, Ford cũng giới thiệu thêm mẫu 1.5L song song với
mẫu xe Fusion và sau này cũng được dùng trong cả các dòng khác – điển
hình là Escape, Focus và Fiesta.
Ở góc độ hiệu suất, EcoBoost 1.6L cho mức 148 mã lực đối với phiên bản dành cho thị trường châu Âu và 158, 180, 197 mã lực đối với phiên bản ở các thị trường khác. Những mẫu xe điển hình sử dụng loại động cơ này có thể điểm tới như Focus 2010 (150 mã lực), Focus 2011 (180 mã lực), Mondeo 2011 (160 mã lực), Escape 2013 / Fiesta ST 2013 bản châu Âu (180 mã lực), Fiesta ST (197 mã lực). Trong khi đó, bản EcoBoost 2.0L có công suất vượt trội hẳn với mức ban đầu 275 mã lực và mô men xoắn 380 Nm. Nó được ra mắt công chúng lần đầu trên dòng xe Ford Explorer America Concept vào năm 2008. Sau này, Ford bổ sung các phiên bản thương mại đa dạng với mức công suất lần lượt ở 200 mã lực (Ford Mondeo, Ford Galaxy, Volvo S60 phiên bản 2010), 240 mã lực (Ford Mondeo, Ford Explorer, Ford Edge, Range Rover Evoque, Ford Taurus, Jaguar XF/XJ…), 252 mã lực (Ford Focus ST) và 301 mã lực (Radical SR3 SL). Theo nhà sản xuất này, EcoBoost 2.0L có thể thay thế các loại V6 3.0 trước đây về hiệu năng trong khi tiết kiệm xăng hơn từ 10% đến 20%.
Ở góc độ hiệu suất, EcoBoost 1.6L cho mức 148 mã lực đối với phiên bản dành cho thị trường châu Âu và 158, 180, 197 mã lực đối với phiên bản ở các thị trường khác. Những mẫu xe điển hình sử dụng loại động cơ này có thể điểm tới như Focus 2010 (150 mã lực), Focus 2011 (180 mã lực), Mondeo 2011 (160 mã lực), Escape 2013 / Fiesta ST 2013 bản châu Âu (180 mã lực), Fiesta ST (197 mã lực). Trong khi đó, bản EcoBoost 2.0L có công suất vượt trội hẳn với mức ban đầu 275 mã lực và mô men xoắn 380 Nm. Nó được ra mắt công chúng lần đầu trên dòng xe Ford Explorer America Concept vào năm 2008. Sau này, Ford bổ sung các phiên bản thương mại đa dạng với mức công suất lần lượt ở 200 mã lực (Ford Mondeo, Ford Galaxy, Volvo S60 phiên bản 2010), 240 mã lực (Ford Mondeo, Ford Explorer, Ford Edge, Range Rover Evoque, Ford Taurus, Jaguar XF/XJ…), 252 mã lực (Ford Focus ST) và 301 mã lực (Radical SR3 SL). Theo nhà sản xuất này, EcoBoost 2.0L có thể thay thế các loại V6 3.0 trước đây về hiệu năng trong khi tiết kiệm xăng hơn từ 10% đến 20%.
Cuối
cùng, và cũng là cao cấp nhất trong nhóm động cơ EcoBoost tính tới thời
điểm hiện tại là phiên bản V6 3.5L. Loại này được hé lộ lần đầu trong
mẫu Lincoln MKR Concept với tên gọi TwinForce. Theo Ford, phiên bản V6
3.5L được thiết kế với mục tiêu công suất vận hành có thể thay thế loại
6.0L hoặc thậm chí là V8 đồng thời đảm bảo mức tiêu thụ nhiên liệu tốt
hơn 15% cũng như cắt giảm khí thải. Phiên bản xuất hiện trong MKR được
ấn định công suất vận hành ở mức 415 mã lực và mô men xoắn 542 Nm (với
xăng E85) – cao hơn so với mức trung bình 365 mã lực và 475-569 Nm của
các bản thương mại về sau này.
EcoBoost V6 3.5L được sản xuất dựa trên nền tảng của khối động cơ V6 Duratec 35 nhưng với hệ thống nạp nhiên liệu đạt áp suất lên tới 2150 PSI (đây là thành quả hợp tác phát triển của Ford với Bosch) và hai bộ tăng áp Garrett GT15 (bố trí song song) có tốc độ quay lên tới 170.000 vòng / phút để tạo mức tăng áp suất 12 PSI. Phần lớn những mẫu xe sử dụng động cơ EcoBoost dung tích lớn này đều là dòng bán tải hoặc SUV cỡ lớn như Ford Flex, Ford Explorer Sport, Ford Taurus SHO, Lincoln MKT. Mới đây, Ford cũng ra mắt phiên bản F-150 dùng động cơ này song song với các dòng V8 trước đó. Đây là chiếc bán tải cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ EcoBoost nhằm cân bằng giữa hiệu suất vận hành và khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
EcoBoost V6 3.5L được sản xuất dựa trên nền tảng của khối động cơ V6 Duratec 35 nhưng với hệ thống nạp nhiên liệu đạt áp suất lên tới 2150 PSI (đây là thành quả hợp tác phát triển của Ford với Bosch) và hai bộ tăng áp Garrett GT15 (bố trí song song) có tốc độ quay lên tới 170.000 vòng / phút để tạo mức tăng áp suất 12 PSI. Phần lớn những mẫu xe sử dụng động cơ EcoBoost dung tích lớn này đều là dòng bán tải hoặc SUV cỡ lớn như Ford Flex, Ford Explorer Sport, Ford Taurus SHO, Lincoln MKT. Mới đây, Ford cũng ra mắt phiên bản F-150 dùng động cơ này song song với các dòng V8 trước đó. Đây là chiếc bán tải cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ EcoBoost nhằm cân bằng giữa hiệu suất vận hành và khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Như thế,
tính tới cuối 2012, Ford đã có tổng cộng 9 mẫu động cơ EcoBoost khác
nhau. Trong kế hoạch của hãng, tới 2014 sẽ có tới 90% các mẫu xe thuộc
thương hiệu Ford được trang bị loại động cơ này khi xuất xưởng.