Nếu xe di chuyển với tốc độ khoảng 72 km/g (20 m/s), người
ngồi trong xe có khối lượng (mass) là 60 kg và không sử dụng dây an toàn
(seatbelt) thì người này sẽ va đập vào vật cản ở phía trước với một lực quán
tính (momentum) khá lớn có thể gây nên thương tích hay tử vong.
p = mv
p = 60 kg x 20 m/s
p = 1200 kgm/s
Túi hơi an toàn ở tay lái và cửa xe.
Trước đây trong xe chỉ có một cơ cấu bảo vệ cho hành khách
khi có tai nạn xảy ra là dây an toàn. Tuy nhiên các trẻ em trong xe thường
không chịu ngồi yên khi bị buộc chặt bằng dây an toàn do đó nhu cầu đòi hỏi xe
phải được trang bị thêm một cơ cấu bảo vệ khác nữa, đó chính là túi hơi an
toàn. Các số liệu thống kê cho thấy túi hơi an toàn bố trí ở phía trước hành
khách đã giảm thiểu đến 30 % số người có thể tử vong do tai nạn. Để gia tăng
mức độ an toàn cho hành khách, các nhà sản xuất đã bố trí thêm những túi hơi an
toàn ở cả hai bên hông xe (side airbag) và sau lưng các ghế ngồi. Khi ngoại lực
tác động vào xe mạnh đến một mức độ nào đó, túi hơi sẽ bung ra để kềm hãm và
triệt tiêu quán tính dịch chuyển của người ngồi bên trong nhằm giảm thiểu khả
năng bị chấn thương.
Túi hơi an toàn gồm có ba bộ phận chính:
Túi mỏng làm bằng sợi nylon được cuốn gọn vào bên trong. Bộ
cảm biến (crash sensor) dùng khởi động túi hơi khi có ngoại lực tác động vào
thân xe. Ngoại lực này ít nhất phải tương đương với lực va chạm khi xe tông vào
một bức tường với tốc độ khoảng từ 10 - 15 mph hay từ 16 – 24 km/h. Hệ thống
khởi động túi hơi trộn Sodium Azide (NaN3) và Potassium Nitrate (KNO3) chứa sẵn
trong một hộp nhỏ (inflator) để tạo nên một luồng Nitrogen đủ mạnh làm căng
phồng túi hơi với tốc độ chớp nhoáng (200 mph hay 322 Kmh). Sau khi triệt tiêu
được lực quán tính tác động vào người ngồi trong xe, túi hơi sẽ xẹp ngay khi
Nitrogen nhanh chóng thẩm thấu qua những lỗ cực nhỏ của hợp chất sợi nylon để thoát
ra ngoài. Chất bột trắng lan tỏa trong không khí lúc đó là loại bột đá (talcum
powder) được dùng để túi hơi không bị dính lại khi giữ trong hộp chứa. Loại bột
này có thể khiến cho mắt hay cổ họng bị ngứa trong chốc lát nhưng không gây ra
hậu quả nghiêm trọng.
Túi hơi an toàn khi khởi động.
Dù có túi hơi nhưng dây an toàn vẫn rất cần thiết vì túi hơi
chỉ hoạt động khi có va chạm ở phía trước đầu xe. Sau khi túi hơi khởi động nó
có thể khiến cho người ngồi gần đó bị chấn thương vì sức bung ra khá mạnh. Cần
thực hiện những biện pháp an toàn như sau:
Giữ một khoảng cách độ 10 inches hay 25 cm đối với bộ phận
này. Nói cách khác, nên điều chỉnh vị trí của ghế ngồi càng xa tay lái càng tốt
nếu có thể. Điều chỉnh độ nghiêng của tay lái để túi hơi an toàn hướng thẳng về
phía ngực của mình thay vì đầu hay cổ. Nếu trên xe có trẻ em, nên sắp xếp cho
chúng ngồi ở ghế sau và sử dụng dây thêm an toàn để tránh những rủi ro có thể
xảy ra.
Túi hơi an toàn sau khi khởi động.
Trong thực tế đã có nhiều tai nạn khá nghiêm trọng xảy ra
cho hành khách khi túi hơi bung ra, vì vậy nhiều loại xe đã được trang bị thêm
nút điều khiển (On/Off Switches) để ngăn không cho túi hơi hoạt động. Bạn có
thể yêu cầu nơi bán xe hoặc những trạm sửa xe điều chỉnh để làm giảm sức bung
của túi hơi khoảng 30 % hoặc gắn thêm loại nút điều khiển này nếu trên xe không
có sẵn. Dầu sao bạn cũng nên hạn chế sử dụng những nút này để triệt tiêu khả
năng khởi động của túi hơi (airbag deactivation) nếu thấy không thật cần thiết.
Nguồn: oto-hui.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét